11 THỦ THUẬT CHỤP MÓN ĂN ĐƠN GIẢN

#1. LỰA CHỌN CÁC THÀNH PHẦN TƯƠI
Trong quá trình chụp món ăn, nếu bạn thấy bề mặt của các thành phần sần sùi, có các vết cắt vết xước hoặc hỏng thì tốt nhất hãy lấy chúng ra và thay vào bằng các món tươi và sạch hơn, trong điều kiện không có để thay bạn có thể sắp xếp chụp hoặc tạo ra các góc chụp che bớt các khuyết điểm đó lại. Nghe có vẻ đơn giản nhưng thỉnh thoảng bạn rất dễ quên khâu này khi chú ý vào các công việc khác. Chụp thức ăn là chụp cận cảnh do đó những chi tiết không hoàn hảo nhỏ nhất rất dễ bị phát hiện.
#2. ÁNH SÁNG LÀ TẤT CẢ
Ánh sáng nền là chìa khóa quan trọng để món ăn trông có vẻ hấp dẫn hơn. Với ánh sáng nền cũng là điều kiện để ta có thể thấy được sự bốc lên của hơi nước khi đồ ăn đang còn nóng. Hơi nước hoặc khói sẽ được thấy khi có ánh sáng hắt lên từ phía sau. Hãy để ý xem bắp và đậu trong đĩa “salad” hấp dẫn thế nào ở tấm hình thứ 2 và điểm khác biệt giữa 2 hình là 2 góc ánh sáng khác nhau. Một hình có ánh sáng xiên từ phía sau giúp cho món salad trông có vẻ sinh động và tươi hơn trong khi hình còn lại rất phẳng và không hấp dẫn.



#3. CHUẨN BỊ MỌI THỨ THẬT ĐƠN GIẢN
Hãy bỏ tất cả những vật không cần thiết, lấy tất cả các vật dụng trên bàn gây rối mắt và đôi khi chỉ để lại đĩa thức ăn mà bạn chụp. Trong trường hợp món ăn chỉ được nấu một lần và không thật sự hấp dẫn thì hãy chụp 1 phần của nó kèm với các thành phần khác. Món súp đứng riêng sẽ không có gì hấp dẫn, hãy sáng tạo với các thành phần xung quanh để tạo nên 1 món ăn hấp dẫn
#4. SỬ DỤNG CÁC VẬT DỤNG ĐƠN GIẢN
Sử dụng các loại chén đơn giản, không cầu kỳ hoặc các loại rau quả thô để làm nền cho món ăn. Khi bạn chụp nhiều món ăn, hãy thay đổi các loại tô, chén, đĩa nhưng nên nhớ mỗi ảnh chỉ là một loại. Đôi khi sử dụng thêm các phụ kiện như dao, muỗng, nĩa để tạo điểm kết nối giữa món ăn và các thành phần thô.
#5. CHỤP ẢNH TRƯỚC và SAU KHI NẤU
Ảnh về món ăn có thể giúp người xem hiểu được quy trình để nấu ra món ăn đó. Hãy chụp ảnh món ăn trước khi hoàn thiện bao gồm cả ảnh chế biến các nguyên liệu, các hành động như cắt, nêm nếm. Đưa ra những tấm ảnh trước và sau khi nấu hoặc từng bước để hoàn thiện món ăn.


#6. HÌNH ẢNH KHI ĐANG NẤU
Như #5 thì hãy chụp thêm vài công đoạn khi đang nấu hoặc ít nhất là lúc hoàn thành món ăn.
#7. THÊM VÀO ẢNH YẾU TỐ CON NGƯỜI
Có thể chụp tay, hay các hành động của người nấu trong lúc chụp để giúp người xem hiểu thêm về quá trình nấu (Xem ảnh trên)
#8. KHÔNG CHỤP MÓN ĂN KHI ĐÃ NẤU CHÍN
Bạn nên nhớ khi thịt hoặc rau được nấu “chín” thì hình dạng và màu sắc của chúng không còn nguyên vẹn bởi tác động của nhiệt. Do đó hãy lấy chúng ra khỏi bếp sớm hơn thời gian “chín” vài phút để chụp và sau đó đưa trở về lại bếp.
#9. GIỮ CHO CHÉN – ĐĨA SẠCH SẼ
Điều này có lẽ không cần phải nhắc nhưng cũng là 1 trong những thủ thuật quan trọng khiến cho món ăn nhìn 100 % tươi, ngon và hấp dẫn. Nếu bạn không chú ý đến điều này khi chụp cận cảnh món ăn sẽ thấy nó không còn hấp dẫn như hình này

#10. THAY ĐỔI GÓC MÁY
Thay đổi góc máy sẽ tạo những cảm giác thú vị cho người xem hơn là những góc máy và bố cục truyền thống.

#11. THÊM 1 TÍ DẦU ĂN
Để các món rau trông thật hấp dẫn và tươi, bạn hãy thêm 1 ít dầu ô liu hoặc rưới 1 ít nước lên bề mặt rau quả.
Bài viết gốc: 11 Quick Food Photography Tips to Make Mouth Watering Images của Darlene Hildebrandt
Comments are closed.